Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định

Thứ hai - 02/09/2024 11:31 18 0
A9 nằm ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong 11 cột mốc dùng để tính lãnh hải trên vùng biển Việt Nam. Quanh năm gió lùa, sóng đánh, cột mốc A9 vẫn sừng sững giữa biển, đánh dấu chủ quyền quốc gia.
Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 1.

Cột mốc A9 nằm trên Hòn Ông Căn (thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn) thuộc cụm đảo Hòn Cân. Đây là điểm xa nhất trong tam giác ba cụm đảo Hòn Sẹo - Hòn Cỏ - Hòn Cân trên vùng   biển Nhơn Lý.

Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 2.

So với nhiều điểm cơ sở trên biển khác, cột mốc A9 là một trong các điểm dễ tiếp cận vì rất gần đất liền. Cách đất liền chỉ 4km, từ bờ biển Nhơn Lý, chỉ mất khoảng 15 phút đi ca nô hoặc 45 phút đi ghe là tới nơi.

Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 3.

Tuy nhiên, gần hòn Ông Căn có khá nhiều đá ngầm và sóng lớn nên ca nô chỉ có thể cập bờ lúc sóng êm bể lặng. Còn không phải đi ghe rồi chuyển sang thuyền thúng,
sau đó lựa theo con sóng mà cập sát vào bờ.

Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 4.

Nằm giữa bốn bề mênh mông sóng vỗ, bốn mặt dựng đứng nên không dễ gì cập bờ. Lối lên Hòn đã được xây thành bậc tam cấp nhưng trèo lên cũng hết sức khó khăn. Người dân
phải leo lên bậc tam cấp để tiếp cận cột mốc A9. Có khoảng 20 bậc thang được xây dựng để leo lên cột mốc, mỗi bậc thang cách nhau khoảng 50cm, có bậc thang đến 60cm.

Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 5.

Hai đầu cột mốc A9 là điểm tọa độ Quốc gia do Cục Đo đạc & Bản đồ Việt Nam và Tổng cục Địa chính (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xây dựng vào tháng 6/2017, mang số hiệu DH09.   Hòn Ông Căn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 6.

Cột mốc A9 là một khối lăng trụ tứ giác với 2 màu trắng và đỏ nổi bật. Trên cả 4 phía của cột mốc đều có hình lá cờ tổ quốc, phía dưới, bao quanh trụ đỡ là hình đất nước Việt Nam
nổi trên mặt trống đồng. Riêng mặt hướng Đông có khắc thêm các thông số về điểm cơ sở A9.

Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 7.

Dù hành trình đến A9 vất vả nhưng nhiều du khách vẫn tìm đến cột mốc để tiếp thêm niềm yêu biển đảo và tự hào về một cột mốc quan trọng của quốc gia trên mảnh đất Bình Định.

Sừng sững cột mốc A9 giữa biển trời Bình Định- Ảnh 8.

Vì đường đi khó khăn, điểm cơ sở A9 chỉ dành cho những du khách thích mạo hiểm và yêu những cột mốc quốc gia. Hiên ngang giữa biển trời, quanh năm gió lùa, sóng vỗ,
hãy một lần đặt chân đến A9 để cảm nhận tình yêu quê hương đất nước vẫn đang cuồn cuộn chảy trong từng mạch máu của mỗi người dân Việt Nam.




THÔNG TIN NGUỒN TIN
Link bài viết tại đây 
Ngày đăng: 02.9.2024
Nguồn: BAOGIAOTHONG.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
DVCTT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây