Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, điều chỉnh kế hoạch thực hiện hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển 5 năm của các ngành, các huyện, thị xã, thành phố.
Bên cạnh đó, các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, Quỹ phòng, chống thiên tai và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; đồng thời, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai (PPCTT) vào các kế hoạch, chương trình, dự án để thực hiện. Trong đó, ưu tiên bố trí kinh phí để tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và các nội dung liên quan đến PCTT phù hợp với tình hình thực tiễn công tác PCTT tại từng vùng, theo từng đối tượng.
Kiện toàn lực lượng làm công tác PCTT các cấp, các ngành theo hướng tinh gọn, hiệu quả; hoàn thiện xây dựng, đào tạo, cung cấp trang thiết bị, tập huấn cho lực lượng làm công tác PCTT, cứu hộ cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyên, cấp xã bảo đảm thực thi nhiệm vụ khi có yêu cầu. Thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật cơ chế, chính sách về PCTT; hướng dẫn kỹ năng PCTT, nhất là kỹ năng ứng phó với tình huống thiên tai phức tạp cho các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở sản xuất, nhất là tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới; ngập úng; lũ quét, sạt lở đất; sạt lở bờ sông, bờ biển).
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới khi vào gần bờ và lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất. Chủ động di dời dân cư sinh sống trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai đến nơi an toàn (khu vực ven sông, suối, kênh, rạch, sười đồi núi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét; khu vực thấp trũng, ven biển thường xuyên bị ngập úng, chịu ảnh hưởng của bão;…).
Tổ chức rà soát, diễn tập triển khai phương án ứng phó thiên tai, sơ tán dân cư khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng. Hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát tại các vị trí trọng điểm xung yếu về PCTT và hệ thống giám sát, bảo đảm thông tin liên lạc cho tàu cá. Đầu tư, củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng PCTT và liên quan đến công tác PCTT, trong đó chú trọng hoàn thiện hệ thống đê điều; hồ đập; phòng, chống ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển; khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão; cơ sở hạ tầng kết hợp sơ tán dân.
Bình Định là một trong những tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của khô hạn, mưa bão, áp thấp, lũ lụt, sạt lở đất, gió mạnh trên biển. Trong nhiều năm trở lại đây, Bình Định là địa phương hứng chịu cường độ thiên tai ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên. Trước vấn đề trên, Bình Định đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm chủ động thích ứng các tác động của biến đổi khí hậu.
Theo thống kê, trong 10 năm qua, các lực lượng trên địa bàn TP Quy Nhơn đã tổ chức di dời 1.951 lượt hộ dân đến nơi an toàn khi có thiên tai bão lũ, sạt lở xảy ra; huy động hàng chục nghìn ngày công của bộ đội thường trực, dân quân tự vệ, quân dự bị động viên giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn cứu hộ.
THÔNG TIN NGUỒN TIN
Link bài viết tại đây
Ngày đăng: 12.6.2024
Nguồn: KINHTEMOITRUONG.VN