Bình Định chú trọng phát triển hệ thống cây xanh đô thị

Thứ năm - 10/10/2024 16:38 14 0
Tỉnh Bình Định xác định, việc đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh đô thị, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần tạo dựng hình thành đô thị xanh, bền vững.

Theo Sở Xây dựng Bình Định, tổng diện tích đất cây xanh tại các đô thị hiện nay trên địa bàn tỉnh là hơn 9,9 triệu m2. Trong đó, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị hơn 3,7 triệu m2; diện tích đất cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị hơn 2,8 triệu m2; diện tích đất cây xanh chuyên dụng trong đô thị hơn 3,3 triệu m2.

Hiện nay, tỷ lệ đất cây xanh đô thị bình quân đầu người toàn tỉnh là 11,35 m2/người. Có 9 đô thị đảm bảo đạt tỷ lệ theo quy định tại Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Trong 11 đô thị chưa đạt tỷ lệ đất cây xanh đô thị có những đô thị đạt rất thấp, như: Thị trấn Diêu Trì mới đạt 1,73 m2/người và xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) 0,94 m2/người; xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ) 1,38 m2/người; xã An Hòa (huyện An Lão) chỉ đạt 0,03 m2/người.

Tương tự, tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị bình quân đầu người toàn tỉnh khoảng 4,3 m2/người thì có 10 đô thị đảm bảo, 10 đô thị chưa đạt. Trong 3 đô thị lớn của tỉnh, đến năm 2025 chỉ có Quy Nhơn đạt cả về tỷ lệ diện tích đất cây xanh đô thị và diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị, tương ứng 14,1 m2/người và 6,13 m2/người; đến năm 2030, Quy Nhơn đạt tỷ lệ diện tích đất cây xanh đô thị.

Bình Định hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ cây xanh đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sống. Ảnh: ND. 
 

Trước thực trạng trên, thời gian tới tỉnh Bình Định triển khai đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030. để phát triển hình thành một số công viên chuyên đề, công viên cây xanh cảnh quan tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn như thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và Hoài Nhơn để tạo điểm nhấn cho đô thị, là nơi tập trung sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho cộng đồng dân cư, mang bản sắc văn hóa của từng đô thị, tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh. 

Đến hết năm 2025, hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh được đầu tư, phát triển đa dạng về loại hình, có quy mô đảm bảo đạt chỉ tiêu cây xanh đô thị theo quy định; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý, đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh đô thị, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần tạo dựng hình thành đô thị xanh, bền vững. 

Đến năm 2030, hệ thống cây xanh đô thị được phát triển đạt chỉ tiêu theo quy định, trong đó tại các đô thị lớn trên địa bàn tỉnh được đầu tư, phát triển phải mang bản sắc, đặc trưng riêng, gắn với mục tiêu tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn trở thành Trung tâm văn hóa phía Nam của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị. 

Theo đó, trong giai đoạn 2024-2025 diện tích đất cây xanh đô thị cần đầu tư, phát triển tăng thêm đến năm 2025 trên địa bàn toàn tỉnh là 202,78ha. Trong đó: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị: là 169,43ha; diện tích đất cây xanh hạn chế và chuyên dụng đô thị là 33,35ha.

Về tỷ lệ diện tích đất cây xanh đô thị phải đạt được theo chỉ tiêu sau: Đô thị loại I: Thành phố Quy Nhơn hiện tỷ lệ là 14,1m2/người, đã đạt yêu cầu theo quy định; tiếp tục thực hiện duy trì và phát triển. Đô thị loại III, loại IV và loại V: Phải đạt được từ 6-8 m2/người. Về tỷ lệ diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đạt được theo chỉ tiêu sau: Đô thị loại I: Thành phố Quy Nhơn hiện tỷ lệ là 6,13m2/người, đã đạt yêu cầu theo quy định; tiếp tục thực hiện duy trì và phát triển. Đô thị loại III và loại IV: Phải đạt ≥ 4m2/người. Đô thị loại V: Phải đạt ≥ 3 m2/người.

Giai đoạn 2026-2030: Về diện tích đất cây xanh đô thị cần đầu tư, phát triển tăng thêm đến năm 2030 so với năm 2025 đã đầu tư phát triển trên địa bàn toàn tỉnh là 312,08 ha. Trong đó: Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị là 269,61ha; diện tích cây xanh hạn chế và chuyên dụng đô thị là 42,47 ha.

Về tỷ lệ diện tích đất cây xanh đô thị phải đạt được theo chỉ tiêu sau: Đô thị loại I: Thành phố Quy Nhơn hiện tỷ lệ là 14,1m2/người, đã đạt yêu cầu theo quy định; tiếp tục thực hiện duy trì và phát triển. Đô thị loại III, loại IV và loại V: Phải đạt từ 8-10 m2/người. Về tỷ lệ diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đạt được chỉ tiêu sau: Đô thị loại I: Phải đạt ≥ 7 m2/người. Đô thị loại III và loại IV: Phải đạt ≥ 5m2/người. Đô thị loại V: Phải đạt ≥ 4 m2/người. 

Để thực hiện các mục tiêu trên, UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương cần đầu tư, phát triển cây xanh đô thị, cây xanh sử dụng công cộng đô thị kết hợp lồng ghép, thực hiện Chương trình Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, thực hiện đảm bảo hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.

Bố trí quỹ đất để đầu tư phát triển các vườn ươm, công viên, vườn hoa, quảng trường, công viên chuyên đề, công viên trung tâm đa chức năng, đặc biệt là các công viên cảnh quan trong vùng lõi ở các đô thị lớn, nhất là thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và thị xã Hoài Nhơn, tạo điểm nhấn cho bộ mặt của các đôthị và mang bản sắc, đặc trưng riêng nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân đô thị và du khách.

Để đạt được mục tiêu về nâng cao tỷ lệ cây xanh đô thị, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp. Ảnh: ND. 
 

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng trong đô thị; cây xanh đường phố. Trong đó, duy trì những cây xanh đô thị phù hợp với địa phương; đồng thời có kế hoạch thay thế những cây xanh không phù hợp với địa phương và các cây xanh nguy hiểm nằm trong danh mục cây cấm trồng.

Tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai trồng và bảo vệ cây xanh đô thị, huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tài trợ. Phát động phong trào cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn hệ thống chính trị tình nguyện ủng hộ, tham gia trồng cây xanh đường phố; huy động các tổ chức, đoàn thể, quần chúng, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, nhằm làm giảm kinh phí đầu tư, phát triển cây xanh đô thị. Mỗi cơ quan, đơn vị hằng năm cần đăng ký trồng tối thiểu khoảng 100m2 cây xanh đường phố (tương đương khoảng 10 cây).

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhằm nâng cao năng lực, nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, lợi ích của cây xanh đối với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong đời sống bằng nhiều hình thức trên phương tiện thông tin đại chúng. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thường xuyên rà soát, kiểm tra đối với các khu dân cư, khu đô thị cũ từng bước xây dựng, cải tạo, chỉnh trang cây xanh đô thị đảm bảo theo quy định. Yêu cầu các Chủ đầu tư khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh theo quy định đến khi bàn giao cho địa phương quản lý.

Rà soát các quy hoạch tại địa phương, trên cơ sở Kế hoạch này, rà soát xây dựng kế hoạch thật cụ thể của địa phương, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, nhằm đảm bảo đạt được các chỉ tiêu về cây xanh đô thị và cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn của địa phương mình nói riêng và trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định nói chung.

Phát động phong trào cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong hệ thống chính trị trên địa bàn quản lý, tham gia đóng góp kinh phí và ngày công lao động trong phong trào trồng cây xanh đường phố đô thị trên địa bàn. Phân công, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, hội đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chăm sóc cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý.

Các địa phương cần nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn của các đơn vị được giao nhiệm vụ công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và chăm sóc cây xanh để đảm bảo có chất lượng và hiệu quả đối với việc đầu tư, phát triển hệ thống cây xanh đô thị.../.



THÔNG TIN NGUỒN TIN
Link bài viết tại đây 
Ngày đăng: 10.10.2024
Nguồn: THIENNHIENMOITRUONG.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
DVCTT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây