Tổng hợp thông tin báo chí liên quan đến tỉnh Bình Định ngày 29.10.2024

Thứ ba - 29/10/2024 18:07 21 0
Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định tổng hợp một số thông tin đáng chú ý liên quan đến tỉnh Bình Định trên các báo ra ngày 29.10.2024
Cần thiết nâng cấp, mở rộng tuyến QL19C qua Bình Định

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định về việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến QL19C, đoạn qua tỉnh Bình Định.
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, QL19C dài 206 km, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Định dài khoảng 39 km có quy mô cấp III - IV, 2 - 4 làn xe.
QL19C qua địa bàn tỉnh Bình Định được nâng cấp từ đường tỉnh ĐT638 vào năm 2014, về cơ bản hiện trạng đạt quy mô cấp VI, một số đoạn đạt cấp V, tải trọng khai thác H13.
Vì vậy, việc đầu tư tuyến đường này theo kiến nghị của UBND tỉnh Bình Định tại văn bản nêu trên là cần thiết. Hiện nay, do khó khăn về nguồn lực nên Bộ GTVT chưa thể bố trí vốn để đầu tư QL19C đoạn qua tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2021 - 2025.
"Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của UBND tỉnh Bình Định và giao đơn vị liên quan lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng QL19C đoạn qua tỉnh Bình Định; trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực, nguyên tắc bố trí vốn theo quy định, Bộ GTVT sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền đầu tư tuyến QL19C đoạn qua tỉnh Bình Định", Bộ GTVT nêu rõ. (tapchigiaothong.vn)

Vô số vườn đẹp, cây thấp tè đã ra trái quá trời, nông dân Bình Định "hái ra tiền", quả ngon nhìn phát thèm

Huyện trung du Hoài Ân được nhiều người đánh giá là ngọn cờ, là mũi nhọn của Bình Định trên lĩnh vực đổi mới kinh tế nông, lâm nghiệp, thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và quyết liệt chuyển hướng sang loại hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, có chọn lọc.
Nhiều năm qua, chính quyền luôn sát cánh, đồng hành để hỗ trợ nông dân thực hiện được ước mơ đó. Huyện nỗ lực xây dựng "thủ phủ" nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Từng bước đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường các chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường để tạo nguồn thu bền vững cho nông dân.
Đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã công nhận nhãn hiệu cho 8 sản phẩm nông nghiệp của huyện Hoài Ân, gồm: trà Gò Loi, bưởi da xanh, heo Hoài Ân, gà ta thả vườn, dừa xiêm, mít thái, tiêu hột, gạo hữu cơ. Ngoài ra, 60 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP và trên 100ha được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, VietGap.
Nhiều mặt hàng nông sản của huyện như: heo Hoài Ân, gà ta thả vườn, bưởi da xanh, trà nụ hoa hòe, mật ong dú, trứng chim trĩ, thịt heo thảo mộc, gạo hữu cơ đã có mặt trên hệ thống các siêu thị lớn ở TP.Quy Nhơn, TP.Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Trong đó, các sản phẩm trà nụ hoa hòe, dầu phộng, dầu mè của Công ty TNHH DULAH và bún khô, bún tươi của Công ty TNHH Spevi Food đã xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc bằng đường chính ngạch.
Trở thành thủ phủ cây ăn quả tại Bình Định, là những thành quả đáng tự hào, được đánh đổi bằng mồ hôi, công sức, tâm huyết và cố gắng không biết mệt mỏi, của người nông dân Hoài Ân. Chính vì vậy, nhiều năm qua, huyện Hoài Ân đã tổ chức các Ngày hội nông sản để vinh danh công sức và thành quả của nông dân. (danviet.vn)

Khuyến công Bình Định đồng hành cùng người dân miền núi

Đồng hành cùng bà con khu vực miền núi, giai đoạn 2021-2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thuộc Sở Công thương tỉnh Bình Định đã thực hiện 22 đề án khuyến công trên địa bàn 3 huyện miền núi với kinh phí hỗ trợ 3,22 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng kinh phí hỗ trợ; trong đó, khuyến công quốc gia thực hiện 4 đề án với kinh phí hỗ trợ 1,0 tỷ đồng, khuyến công địa phương thực hiện 18 đề án với kinh phí hỗ trợ 2,22 tỷ đồng.
Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói sản phẩm, có thể khẳng định chính sách khuyến công đã tác động tích cực làm thay đổi đáng kể nhận thức của bà con khu vực miền núi về sản xuất CN-TTCN.
Mặc khác, các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) được hỗ trợ từ chính sách khuyến công đã có sự thay đổi rõ rệt về phương thức sản xuất kinh doanh như: tăng chất lượng, số lượng sản phẩm đáp ứng với nhu cầu thị trường; sản phẩm ngày càng được cải tiến mẫu mã, góp phần tăng số lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm CN-TTCN tại địa phương.
Phối hợp, lồng ghép các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với Chương trình khuyến công; tích cực tìm kiếm, tranh thủ sự đồng tình hợp tác, ủng hộ của các tổ chức, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các chuyên gia giỏi để huy động các nguồn lực và nguồn vốn hợp pháp ngoài nguồn ngân sách nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến công tại các huyện miền núi. (langngheviet.com.vn)

Là 1 trong 3 tỉnh phải kiểm điểm trách nhiệm gửi Thủ tướng, Bình Định "chạy đua" gỡ thẻ vàng IUU

Tại tỉnh Bình Định, thực hiện khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU, đặc biệt là từ sau đợt kiểm tra của EC vào tháng 10/2023, Bình Định đã chỉ đạo triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực trong công tác này.
Bình Định đã hoàn thành việc cấp đăng ký cho 970 tàu cá chưa đăng ký (tàu cá 3 không) theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên tham gia hoạt động đánh bắt hải sản đều lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Các lực lượng chức năng đã tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập cảng cá và Trạm Kiểm soát Biên phòng, không cho xuất bến khi không có tín hiệu thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Cùng với đó, tỉnh Bình Định cũng thực hiện nghiêm công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản, xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác, không có lô hàng nào được chứng nhận bị trả về.
Ngoài ra, tỉnh Bình Định cũng thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 24/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về phòng chống khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài; chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến ngoài tỉnh tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tỉnh Bình Định sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho một tàu cá nhưng không vượt quá số tiền 10 triệu đồng/thiết bị/tàu. Thời gian được hưởng chính sách hỗ trợ đối với các hồ sơ đề nghị hỗ trợ được gửi đến cơ quan chức năng để giải quyết đến hết ngày 31/12/2024, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Ông Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định cho biết, trên thực tế số tiền hỗ trợ này không lớn, 218 tàu cá với hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là việc rất bức xúc và cần thiết, để Bình Định chung tay gỡ "thẻ vàng" IUU. (danviet.vn)

"Cú huých" phủ kênh mương nội đồng trong xây dựng nông thôn mới tại Bình Định

Xác định nếu kênh mương xập xệ, dù hồ đập có nhiều và hiện đại đến mấy thì hệ thống thủy lợi cũng chẳng thể phát huy hiệu quả.
Vì vậy, vào ngày 6/12/2020, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ kiên cố kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025; tiếp đến, ngày 18/12/2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 85/2020/QĐ-UBND về quy định chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, kênh mương nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Định đã kiên cố gần 440km kênh mương, đạt tỷ lệ 73% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025 (600km); nâng tổng chiều dài kênh mương, kênh mương nội đồngm được kiên cố trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định đến thời điểm này là hơn 2.700km.
"Chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương của UBND tỉnh đang được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao", ông Trần Văn Phúc - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, khẳng định. (danviet.vn)

Bình Định: Tăng cường xử lý, phạt nguội xe dừng đỗ trái phép tại Quy Nhơn

Từ năm 2019 đến 2024, tỉnh Bình Định đã hỗ trợ cho 7.329 hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó có 5.905 hộ được hỗ trợ xây dựng mới, 1.424 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà ở, từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn huy động.
Từ đó, đảm bảo ổn định đời sống người dân, giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có được nơi ở an toàn, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Hiện nay, Bình Định còn 13.384 hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 3,13%), 13.326 hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 3,02%). Theo kế hoạch, đến năm 2025, Bình Định sẽ dành hơn 46 tỉ đồng để thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cho 1.056 hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Hoạt động này nhằm huy động, vận động các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức... hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, với quyết tâm "xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh" theo tinh thần Công điện số 102/CĐ-TTg ngày 6.10.2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thể hiện sự quan tâm, chăm lo của tỉnh Bình Định đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở; khích lệ các hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Về tổ chức thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho hay, đã giao Sở Xây Dựng tổng hợp đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ xây, sửa nhà ở bổ sung vào Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025.
Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập các mẫu nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo phù hợp với địa phương để tham khảo, nghiên cứu áp dụng vào xây dựng nhà ở; hướng dẫn các xã xác định thực trạng, chất lượng về nhà ở.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp tục phát huy cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở. (danviet.vn)

Bình Định xử lý nghiêm tàu cá vi phạm, quyết tâm gỡ thẻ vàng IUU

Ngày 29/10, UBND tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh này đang tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC).
Theo đó, Bình Định đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt khai thác IUU, trong đó kiên quyết xử lý nghiêm với các trường hợp tàu cá vi phạm.
Tỉnh Bình Định đã hoàn thành việc cấp đăng ký cho 970 tàu cá chưa đăng ký (tàu cá 3 không) theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên tham gia hoạt động đánh bắt hải sản đều lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Các lực lượng chức năng đã tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập Cảng cá và Trạm Kiểm soát Biên phòng, không cho xuất bến khi không có tín hiệu thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Cùng với đó, tỉnh Bình Định cũng thực hiện nghiêm công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản, xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác, không có lô hàng nào được chứng nhận bị trả về.
Đặc biệt, tỉnh Bình Định đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác IUU, nhất là tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình. (congly.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
DVCTT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây