Bình Định điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị đến năm 2035
UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt Kế hoạch lập điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035. Việc điều chỉnh này để phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn và các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn. Phát huy khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 bao gồm toàn bộ ranh giới quản lý hành chính của tỉnh Bình Định với tổng diện tích tự nhiên là 6.050 km2.
Mục tiêu của việc lập điều chỉnh chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2035 nhằm xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt. Đồng thời lồng ghép, gắn kết các mục tiêu phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Cần định vị lại Khu Kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định
Theo quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Khu kinh tế Nhơn Hội có tổng diện tích 12.308 ha với 8 phân khu chức năng. Cụ thể gồm: Khu đô thị dịch vụ Tân Thanh; Khu đô thị cửa ngõ Cát Tiến; Khu đô thị dịch vụ Nhơn Hội; Khu đô thị Nhơn Hội; Khu đô thị dịch vụ Phương Mai; Đầm Thị Nại; Khu Công nghiệp- đô thị Becamex A; Khu đô thị-dịch vụ Becamex B.
Khu Kinh tế Nhơn Hội hình thành từ năm 2005, đến nay hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ. Hiện nay, dọc đường ven biển (Tỉnh lộ 639) tỉnh Bình Định rất ít nhà máy, cơ sở của doanh nghiệp hoạt động.
Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Bình Định cần định vị lại nhiệm vụ của Khu Kinh tế Nhơn Hội: “Tiềm năng phát triển của tỉnh có lẽ phải tính toán, rà soát lại trên cơ sở triển khai quy hoạch mới. Khu kinh tế Nhơn hội là điển hình, tôi nghĩ là cần định vị lại nhiệm vụ của khu kinh tế này. Diện tích của khu kinh tế rất lớn, nó đang xung đột giữa phát triển, nếu là công nghiệp có thể phát triển ở những lĩnh vực du lịch, kinh tế xanh, dịch vụ thương mại. Những vấn đề này đòi hỏi tỉnh phải mời được những tư vấn tốt để giúp cho xây dựng các quy hoạch có tính kỹ thuật chuyên ngành. Nếu chúng ta không làm tốt thì không nhìn thấy tiềm năng, nhiều khi làm mất đi những tiềm năng sẵn có”- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định giám sát chuyên đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Sáng ngày 3/4, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định giám sát chuyên đề về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023' trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi giám sát, các đại biểu trao đổi làm rõ các tồn tại, bất cập và giải pháp cụ thể trong công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường hàng hải trên địa bàn tỉnh.
Kết luận buổi làm việc, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, Lý Tiết Hạnh lưu ý Sở GTVT tỉnh, Công an tỉnh cần hoàn chỉnh báo cáo để có cơ sở làm việc với UBND tỉnh vào ngày 5/4 tới và ghi nhận những phản ánh, đề xuất của các đơn vị để nghiên cứu và có kiến nghị cụ thể với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Lập đoàn kiểm tra hoạt động khai thác cát lòng sông của 10 doanh nghiệp
10 doanh nghiệp nằm trong danh sách kiểm tra gồm Công ty TNHH Quốc Nghề (mỏ sông An Lão, huyện An Lão); Công ty TNHH Xây dựng Tín Nghĩa (mỏ sông An Lão, huyện Hoài Ân); Công ty TNHH Gia Hưng Quốc Thịnh (mỏ sông Kim Sơn, huyện Hoài Ân); Công ty TNHH Xây dựng Thành Hương (mỏ sông Lại Giang, thị xã Hoài Nhơn); Công ty TNHH Thiên Kim Bình Định (mỏ sông Nổm, thị xã Hoài Nhơn).
Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Minh Huệ (huyện Vĩnh Thạnh); Công ty TNHH Gạch không nung Phương Thảo (mỏ sông Kôn, huyện Tây Sơn); Công ty TNHH Xây dựng Tấn Thành (mỏ sông Hà Thanh, huyện Vân Canh); Công ty cổ phần Nội thất và Vật liệu xây dựng Kiểu Việt (huyện Vân Canh); Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Như Ý (mỏ sông Hà Thanh, TP. Quy Nhơn).
Các mỏ khai thác thuộc diện kiểm tra chủ yếu là cát xây dựng thông thường (riêng mỏ của Công ty TNHH Thiên Kim Bình Định là nạo vét); các doanh nghiệp được cấp phép khai thác (hoặc gia hạn) các mỏ này trong thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 1/2024.
Bình Định: Mô hình khoa học ngoài trời đón khách trải nghiệm vào ban đêm
Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định) đầu tư thêm nhiều hạng mục, mô hình khoa học ngoài trời phục vụ người dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm vào ban đêm.
Ông Nguyễn Hữu Hà, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, Giám đốc Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo cho hay, vài năm trở lại đây, lượng khách đến Trung tâm tăng cao, nhất là vào mùa cao điểm du lịch hè khiến đơn vị bị “quá tải.”
Trước thực tế đó, tỉnh chỉ đạo mở thêm một số hoạt động ban đêm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.
Từ khi khánh thành, đưa vào sử dụng (cuối tháng 4/2022) đến nay, Trung tâm ước đón khoảng 150.000 lượt khách, chủ yếu đến khám phá ở 7 phòng trưng bày theo các chủ đề khác nhau, xem show khoa học và theo dõi công nghệ chiếu phim hiện đại trong nhà chiếu hình vũ trụ./.
'Hoàng hôn cổ tích' ở Cồn Chim Bình Định
Khu sinh thái Cồn Chim (huyện Tuy Phước, Bình Định) có hệ thống rừng ngập mặn hàng chục năm tuổi, trải rộng gần 500ha đang là điểm hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Những năm gần đây, nhiều đoàn du khách trong nước và quốc tế về đây du lịch trải nghiệm, thưởng ngoạn không gian thiên nhiên hoang sơ, chiêm ngưỡng nhiều loài chim bay về tổ trong rừng đước cổ thụ hệt như "miền cổ tích" trong buổi hoàng hôn.
Giống lúa thơm RVT khẳng định chất lượng trên miền “đất võ, trời văn” Bình Định
Sau hơn 3 tháng vất vả, nhọc nhằn, giờ đây khi nhìn cánh động lúa trĩu bông, nặng hạt nhiều bà con nông dân (xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) kỳ vọng trong tương lai giống lúa thơm RVT sẽ giúp họ vươn lên làm giàu ngay trên mảnh ruộng quê hương.
Huyện Hoài Ân (Bình Định) được thiên thiên ban tặng với chất đất màu mỡ và khí hậu ấm áp, đó là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển các giống lúa chất lượng cao như thơm RVT.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nông nghiệp, giống lúa RVT không chỉ đơn thuần là một giống lúa cho năng suất cao, chất lượng hạt gạo tốt mà đây còn là giống lúa có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nên những năm gần đây giống lúa thơm RVT đã trở thành một giống lúa lý tưởng cho nhiều vùng trồng lúa trong cả nước góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, giúp cải thiện, nâng cao giá trị sản xuất cho người nông dân.
Gạo thơm RVT rất nổi tiếng cơm thơm ngon được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích, hiện nay gạo Thơm RVT đang được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Australia, Trung Quốc và các nước Châu Âu.
Tuyên án 3 năm tù giam đối với 2 giám đốc doanh nghiệp
TAND tỉnh Bình Định tuyên án ba năm tù đối với hai bị cáo trong vụ sập tường làm 5 người tử vong ở KCN Nhơn Hòa (An Nhơn, tỉnh Bình Định).
Hai bị cáo này liên quan trực tiếp đến vụ án xảy ra tại công trình xây dựng các hạng mục nhà xưởng của nhà máy chế biến thực phẩm - Công ty Savvy Seafood tại Lô E3.1 Khu Công nghiệp Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) làm 5 người tử vong và 6 người bị thương; gây thiệt hại về tài sản hơn 440 triệu đồng vào ngày 15-9-2022.
Công ty TNHH Gạch Vân Canh bị xử phạt 80 triệu đồng
Công ty TNHH Gạch Vân Canh bị xử phạt vì đưa hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy tại Nhà máy sản xuất gạch ngói nung theo công nghệ lò Hoffman thuộc Công ty TNHH Gạch Vân Canh.
Ngoài ra, Công ty này phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (biện pháp này được quy định tại điểm b khoản 6 điều 3 Nghị định số 144 2021 NĐ-CP). Cụ thể Công ty TNHH Gạch Vân Canh buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với Nhà máy sản xuất gạch ngói nung theo công nghệ lò Hoffman thuộc Công ty TNHH Gạch Vân Canh (địa chỉ tại: Thôn Hiển ông, xã Canh Hiển, huyện Vân Canh).
Khẩn trương tìm kiếm ngư dân Bình Định mất tích trên biển
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định, một ngư dân của tỉnh khi đang hành nghề trên biển bất ngờ mất tích (nghi bị rơi xuống biển).
Lực lượng chức năng địa phương huy động tàu thuyền tham gia tìm kiếm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy. Nạn nhân là anh Trần Việt Cường (sinh năm 2000, trú xã Hoài Phú, thị xã Hoài Nhơn).
Vào khoảng 19 giờ 30 phút, ngày 2/4, tàu BĐ 98497-TS do bà Trần Thị Tuyết, trú thị trấn Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn làm chủ tàu và ông Đỗ Thiên, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn làm thuyền trưởng chở theo 15 thuyền viên khi đang hành nghề khai thác hải sản tại vùng biển cách đảo Song Tử Tây khoảng 36 hải lý về phía Tây thì bất ngờ thuyền viên Trần Việt Cường mất tích.
Chủ tàu đã thông báo cho lực lượng chức năng nhờ can thiệp. Nhận được thông tin, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản, Đài thông tin Duyên hải Quy Nhơn, Phòng Kinh tế thị xã Hoài Nhơn phối hợp gia đình chủ tàu huy động, kêu gọi tàu đang hoạt động gần khu vực bị nạn tăng cường quan sát, tìm kiếm thuyền viên mất tích. Hiện công tác này vẫn đang diễn ra.
Lo khát bên nhà máy nước
Nhà máy cấp nước sinh hoạt xã Bình Nghi do UBND huyện Tây Sơn làm chủ đầu tư, tổng vốn 35 tỷ đồng, giai đoạn 2017-2021. Công trình có trạm xử lý nước công suất 2.500 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho hàng chục ngàn dân ở vùng hạn Bình Nghi. Tháng 9-2023, công trình mới bắt đầu hoạt động, nhưng chỉ cấp nước rất nhỏ giọt đến vài trăm hộ dân, còn hàng chục ngàn dân thì vẫn đang đợi nước.